Văn hóa Người Pháp gốc Việt

Món phở xuất hiện với bước chân người Việt ở ParisVõ sinh Vovinam thuộc Liên đoàn Pháp

Hệ thống giáo dục tại Pháp, khác với Canada và các quốc gia châu Âu khác, không chủ trương xây dựng một xã hội đa văn hóa. Vì thế, mặc dù người Pháp gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất cố gắng giữ gìn văn hóa Việt Nam và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng, những người thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra và lớn lên tại Pháp biết rất ít về quốc gia và văn hóa của tổ tiên họ. Về ngôn ngữ họ cũng không sử dụng tiếng Việt.[13]

Trong một cuộc thăm dò ý kiến vào thập niên 1990, 41% người trẻ từ 11 đến 30 tuổi nói rằng họ được gia đình dưỡng dục theo truyền thống Phật giáo, và 28% nói rằng họ được dạy dỗ theo truyền thống Công giáo.[25]

Những ngày lễ văn hóa được cộng đồng người Pháp gốc Việt duy trì gồm có Tết Nguyên Đán, Vu Lan, và Tết Trung Thu. Ngoài ra, những người ủng hộ chính quyền Hà Nội còn tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8 tháng 3, gần trùng với ngày lễ Hai Bà Trưng vào Tháng Hai âm lịch), 30 tháng 4, và 2 tháng 9.[26]

Một trong những cơ sở tôn giáo lâu đời nhất của người Pháp gốc Việt là chùa Hồng Hiên xây từ năm 1917 ở Fréjus, Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d'Azur. Chùa có một thời bị bỏ hoang phế nhưng từ thập niên 1970 trở đi đã hoạt động trở lại.[27] Tính đến năm 2000 ở Pháp có 38 ngôi chùa của người Việt.[28] Cũng theo chiều hướng phát triển, người Pháp gốc Việt đã cho xây cất chùa Khánh AnhÉvry ngoại ô Paris. Vào thời điểm dự tính hoàn thành năm 2011-2012, ngôi chùa này được coi là ngôi chùa lớn nhất châu Âu của người dân gốc Việt.[29]

Dưới mắt người Pháp, người Pháp gốc Việt sống tương đối bình yên và hòa nhập vào xã hội Pháp, không gây nhiều vấn nạn như những nhóm thiểu số khác tại Pháp.[30] Tuy không năng động như các cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Mỹ hay Úc, người Pháp gốc Việt cũng có những sinh hoạt chính trị như vinh danh 60 năm cờ vàng ba sọc đỏParis[31] cùng Voisins Le BretonneuxMontigny Le Bretonneux[32] .

Về khía cạnh đóng góp văn hóa, di dân người Việt là yếu tố đem môn võ thuật Vovinam sang Pháp vào thập niên 1970. Môn võ này đã phát triển và nay có mặt ở nhiều quốc gia Âu châu.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người Pháp gốc Việt http://vietluan.com.au/thong-tin-ve-mien-nam http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://books.google.com/books?id=7QEjPVyd9YMC&pg=P... http://www.google.com/books?id=EpuLWVqCC1AC http://www.google.com/url?sa=U&start=8&q=http://re... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp... http://www.rue89.com/2009/12/07/20-000-travailleur... http://www.tuongdaibussy.com/ http://journal.tvfil78.com/article/journal-2008-07... http://vietluanonline.com/251111/Hanoidapphaquancu...